“Trà ngon nhất khi được thưởng thức trong không gian dễ chịu, dù là trong nhà hay ngoài trời, nơi không khí yên tĩnh, khung cảnh hài hòa” – John Blofeld.
Nên uống trà có chừng mực, vì một tách trà chứa lượng flavonoid nhiều hơn 750 lần so với một tách cà phê và gấp sáu lần so với một cốc nước cam.
Điểm khác nhau giữa trà đen và trà xanh
Sự khác nhau giữa các chủng loại trà chủ yếu nằm ở mức độ oxy hóa - yếu tố tác động đến màu sắc và hương vị. Cụ thể, trà đen có mức độ oxy hóa cao nhất, còn trà xanh không áp dụng quá trình oxy hoá. Về giá trị dinh dưỡng, trà đen chứa nhiều chất chát, kalium và fluor. Trà xanh có nhiều sinh tố C, tiền sinh tố A và kẽm.
3 sự khác nhau cơ bản giữa trà đen và trà xanh
Trà xanh và trà đen đều bắt nguồn từ cây trà có tên là Camellia Sinensis nhưng về cả hình thức lẫn cách chế biến cũng như giá trị đối với sức khỏe thì trà đen và trà xanh có 3 sự khác nhau cơ bản sau đây.
Trong thời gian gần đây có lẽ mọi người đã nghe khá nhiều thông tin về trà đen và trà xanh nhưng có lẽ về sự khác nhau cơ bản của 2 loại trà này thì nhiều người còn chưa biết. Quá trình chế biến làm nên sự khác biệt giữa trà đen và trà xanh, có 3 điểm khác biệt nổi bật nhất như sau:
a. Sự khác nhau ở nồng độ oxy hóa
Nồng độ oxy hóa tùy theo từng chủng loại trà. Oxy hóa là yếu tố tác động đến màu, hương và vị của loại trà đó. Cụ thể, trà đen có mức độ oxy hóa cao nhất, còn trà xanh không áp dụng quá trình oxy hóa.
Trà xanh được làm từ lá trà chế biến bằng cách sao trà trong chảo nóng sau đó trải qua quá trình làm nguội nhanh do đó mà không làm trà bị oxy hóa, giữ được trạng thái màu sắc xanh của trà.
Trà đen thì lại khác, cũng được làm từ lá trà giống như trà xanh nhưng lại được ủ men oxy hóa. Khi trà bị oxy hóa thì các enzym có trong lá trà sẽ bị tối màu đi. Do trong quá trình oxy hóa đã chuyển đổi các chất Polyphenol trong trà (catechin) thành các hợp chất oxidase, đáng chú ý nhất là còn tạo ra chất theaflavin và thearubigins. Theaflavins làm cho hương vị trà khi pha có vị mạnh hơn.
Ngoài ra, chính nhờ phản ứng lên men mà trà đen có mùi thơm đặc biệt,khi pha nước trà có màu đỏ nên trà đen còn được gọi là “Hồng trà”. Trà đen có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa các tế bào rất tốt.
b. Lượng caffeine có trong trà đen và trà xanh
Xét về nồng độ caffeine thì trà xanh có ít hơn trà đen. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Hàm lượng caffeine trong trà phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như về giống cây trồng, phương pháp sản xuất cũng như phương pháp ngâm. Hàm lượng caffeine của trà xanh thường từ 24-40mg ở mỗi ly trong khi hàm lượng này ở trong một ly trà đen lại có độ dao động lớn hơn khoảng 14-61mg.
Nếu như trà đen là loại trà rất tốt cho việc chống lão hóa thì trà xanh lại có thành phần L-thianine giúp tăng hoạt tính của chất truyền thần kinh ức chế GABA – nguyên nhân gây ra lo lắng.
c. Khác nhau về mức độ của các hợp chất và công dụng
Cả trà đen và trà xanh đều có cùng loại của các hợp chất Phenolic nhưng thành phần của các hợp chất này trong trà đen và trà xanh lại khác nhau đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh do không trải qua quá trình oxy hóa do vậy mà có chứa thành phần Catechin cao hơn trà đen. Đây là chất được theanin biến đổi thành trong lá trà xanh tươi và khi chế biến thành trà xanh khô thì theanin cũng biến thành catechin có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do. Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương ở màng tế bào của cơ thể, và nó cũng là tiền đề đưa đến nhiều bệnh mãn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính.
Không chỉ vậy Polyphenols (một hợp chất của phenolic): tạo nên vị chát khi uống trà, có tác dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do. Thông qua tác dụng này, trà xanh ngăn chặn sự phát triển các loại u, bướu (bướu lành hoặc bướu ác), hoặc chống các mỡ xấu bám vào thành mạch gây xơ vữa thành mạch.
Trong khi đó thì trà đen do được ủ men oxy hóa mà có những biến đổi về thành phần nhất định. Màu đen của trà là do quá trình chế biến, khi lên men gây oxy hóa các polyphenol của trà tươi. Trong giai đoạn phản ứng sinh hóa lúc trà lên men, đó là sự oxy hóa của catechin do polyphenol oxidase cho ra chất Theaflavin monogallate và Thearubugins, tùy thuộc vào các điều kiện mà nhà sản xuất mong muốn cho sản phẩm của mình mang các hương vị đặc biệt mà cho liều lượng thời gian, nhiệt độ và ánh sáng trong các giai đoạn lên men, nhưng nói chung các thành phần có trong trà đen sau chế biến như vừa nêu đều có tác dụng là ngăn chặn và ức chế hoạt động của các gốc tự do và chống nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong trà xanh tươi, khô, hay cả trà đen còn có một số thành phần các chất khác với liều lượng nhỏ như:
– Fluoride cần thiết cho sự chắc răng và xương
– Aluminum nếu lượng lớn sẽ là một chất độc nguy hiểm vì sẽ tích tụ vào não gây ra bệnh Alzheimer’s, với lượng nhỏ từ 1 – 3% thì vô hại, và lại rất hiệu nghiệm trong việc trung hòa các acid dạ dày giúp điều trị hội chứng dạ dày do viêm hoặc loét…, trong trà đen thành phần aluminum không quá 3%
– Manganese : là một thành phần cần thiết cho nhiều loại enzyme trong hoạt động cơ thể, trong đó có giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, tăng thêm sự hoạt động của các chất chống oxiy hóa, giúp cho calcium đi thẳng vào xương hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Như vậy là Vietblend đã chỉ ra cho bạn thấy 3 sự khác nhau cơ bản của trà đen và trà xanh. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này bạn sẽ có được những lựa chọn sản phẩm trà tốt nhất và phù hợp nhất cho mình.
Trà có giúp bạn giảm cân không?
Trà có thể là một lựa chọn đồ uống bổ dưỡng, ít calo và lành mạnh nếu bạn bỏ qua đường và sữa. Dựa trên những nghiên cứu khoa học, một số loại trà đã được chứng minh là có nhiều chất tốt nhất để hỗ trợ giảm cân là trà xanh, trà đen, trà trắng, trà ô long, trà dâm bụt và trà bạc hà.
Tuy nhiên, trà không phải là thần dược giảm cân. Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục và uống trà thảo mộc tạo nên một kế hoạch giảm cân tuyệt vời.
5 loại trà hỗ trợ giảm cân hiệu quả
a. Trà xanh
Một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống 2 tách trà xanh mỗi ngày có tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp hơn so với những người không uống trà xanh thường xuyên. Vì thế trà xanh được coi là một loại trà giảm cân hiệu quả.
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa gọi là catechin giúp tăng quá trình đốt cháy chất béo và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Catechin kiểm soát huyết áp, giúp kiểm soát giảm cân và cải thiện sức khỏe não bộ. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn và giúp đốt cháy nhiều chất béo trong cơ thể. Tính chất đốt cháy calo của trà xanh là một lựa chọn tốt cho những người béo phì và thừa cân.
b. Trà đen
Trà đen chứa một lượng lớn flavon khiến nó trở thành một lựa chọn đồ uống tuyệt vời cho những người đang cố gắng giảm cân. Một nghiên cứu cho thấy rằng uống trà có hàm lượng flavonoid cao sẽ khiến cho chỉ số khối cơ thể thấp hơn so với những người ít hấp thụ flavon. Do đó, ngâm lá trà đen trong nước sẽ tạo thành một thức uống hoàn hảo để hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Ngoài ra, trà đen chứa ít caffeine hơn so với cà phê đen và nó có lợi như một mẹo ăn kiêng giảm cân.
c. Trà trắng
Các catechin trong trà trắng và trà xanh có nhiều tính chất tương đồng nên rất lý tưởng để giảm cân. Uống chiết xuất từ trà trắng ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào mỡ mới và thúc đẩy sự phân hủy các tế bào mỡ hiện có. Hơn nữa, nó là loại trà ít được chế biến nhất hiện nay, có nghĩa là trà trắng vẫn giữ được các đặc tính đốt cháy chất béo.
d. Trà ô long
Trà ô long là một loại trà đã được oxy hóa một phần, nhẹ hơn trà đen và đậm hơn trà xanh. Nó có hương vị trái cây và hương thơm nhẹ. Trà ô long giúp tăng cường giảm cân bằng cách tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo.
Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy, uống trà ô long vào bữa sáng và bữa trưa trong 2 tuần liên tục sẽ kích thích đốt cháy chất béo sau bữa ăn tăng 20%. Hơn nữa, trà ô long có chất chống oxy hóa và đặc tính giảm lipid cần thiết cho việc giảm cân.
e. Trà dâm bụt
Uống trà dâm bụt cung cấp cho bạn một số hợp chất thực vật giúp tăng cường loại bỏ chất béo và điều chỉnh các gen chuyển hóa lipid. Trà dâm bụt là một lựa chọn tốt cho những ai không thích uống trà xanh. Bạn nên uống 3-4 tách trà dâm bụt mỗi ngày, không thêm đường, nửa giờ trước bữa ăn chính của bạn. Chiết xuất dâm bụt có thể giữ cho cân nặng của bạn ở mức lành mạnh hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng trà với mục đích giảm cân
Các loại trà khác nhau cho thấy đặc tính đốt cháy chất béo đặc trưng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng trà chưa đủ để đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng như bạn mong muốn. Bất kể bạn uống bao nhiêu trà, lối sống và chế độ ăn uống của bạn đều có ảnh hưởng tới chỉ số cân nặng của bạn. Bạn có thể mong đợi kết quả giảm cân tốt hơn nếu kết hợp với tập thể dục và ăn kiêng.
Hãy rèn luyện thói quen tập thể dục tích cực trong khoảng 1 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, luôn tuân theo một chế độ ăn uống giải phóng năng lượng với nhiều trái cây, rau, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt.
Nên uống trà khi nào?
Bạn có thể uống một tách trà xanh vào buổi sáng và 1 tách vào buổi tối. Để có được kết quả tốt hơn, hãy uống 1 hoặc 2 tách trà xanh trước buổi tập luyện. Tránh uống trà vào ban đêm vì hàm lượng caffeine sẽ kích thích tinh thần tỉnh táo, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Chưa kể đến việc đi vệ sinh do uống chất lỏng trước khi đi ngủ.
Khi bạn uống trà vào buổi sáng, không nên uống trà khi bụng đói nếu bạn có một dạ dày nhạy cảm. Không nên bắt đầu một ngày mới với caffeine từ trà hoặc cà phê. Chúng tạo ra sự mất cân bằng giữa nồng độ axit và kiềm trong dạ dày, có thể khiến bạn gặp rắc rối về tiêu hóa trong suốt cả ngày.
Cố gắng tránh uống trà trong bữa ăn nếu bạn được chẩn đoán là bị thiếu máu vì nó cản trở sự hấp thụ sắt.
Nếu bạn có vấn đề về gan, uống trà sau bữa ăn là tốt nhất. Nhưng tốt nhất hãy giữ một khoảng thời gian để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên duy trì khoảng cách tối thiểu khoảng 1 giờ giữa bữa ăn và uống trà. Tuy nhiên, trà thảo mộc tương đối an toàn để uống ngay sau bữa ăn, không giống như trà thông thường.
Cần lưu ý, trà giảm cân hay trà thải độc bán trên thị trường chưa được chứng minh tác dụng giảm cân như quảng cáo. Các nhãn hiệu trà giảm cân có thể có các chất phụ gia ẩn và thêm đường. Lạm dụng các loại trà giảm béo có thể gây buồn nôn, táo bón, yếu ruột và tiêu chảy.
Hãy tạo thói quen thưởng thức trà thảo mộc, loại bỏ chất ngọt hoặc đường sẽ hỗ trợ bạn trong hành trình giảm cân. Tuy nhiên, nên kết hợp những loại trà thảo mộc đốt cháy chất béo đó với một lối sống năng động và chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Có sự khác biệt giữa L-theanine và caffeine không?
Caffeine thì chính là thành phần giúp bạn thấy tỉnh táo khi uống trà còn L-theanine thì giúp bạn thư giãn. Cả 3 hợp chất trên cũng chính là thành phần tạo nên hương vị của trà. Thường thì bạn sẽ cảm thấy trà đắng xen lẫn vị chát, tùy thuộc vào nồng độ các chất được hòa tan từ lá trà khi pha.
Trà có ngăn ngừa ung thư không?
Tiêu thụ lâu dài các loại trà như trà đen, trà xanh và trà ô long có thể làm giảm ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang và ung thư dạ dày. Nhờ các loại trà chứa đầy catechin, polyphenol và các hợp chất flavonol, theo Medical Daily.
Trà có thể giúp ngăn ngừa ung thư như thế nào?
Polyphenol trong trà xanh bao gồm nhiều hợp chất như EGCG, ECG, EGC và EC. Trong trà đen cũng có các chất có hoạt tính chống oxy hóa, chẳng hạn như thearubigin và theaflavins. Những hóa chất này, nhất là ECG và EGCG có khả năng ngăn ngừa những gốc tự do có hại và bảo vệ những tế bào khỏi tổn thương DNA do các loại oxy phản ứng gây ra.
Hơn nữa, polyphenol có trong trà cũng được chứng minh là có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào khối u, chống lại những thiệt hại do bức xạ tia cực tím (UVB) gây ra, đồng thời điều chỉnh các chức năng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các catechin trong trà có tác dụng ngăn chặn sự hình thành mạch và sự xâm lấn của các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, trà xanh cũng có tác dụng kích hoạt các enzym giải đọc, vị dụ như quinone reductase và glutathione S-transferase, từ đó bảo vệ và chống lại sự phát triển của các khối u gây ung thư.
Chất chống oxy hóa của trà và khả năng ngăn ngừa ung thư
Cơ thể con người liên tục tạo ra những chất oxy hóa, hay còn được gọi là gốc tự do. Đây là những phân tử không ổn định, do đó để trở nên ổn định hơn, các gốc tự do sẽ “đánh cắp” các điện tử electron từ những phân tử khác. Điều này đã làm hỏng các vật chất di truyền và các tế bào protein trong cơ thể. Chính sự tổn thương này đã làm tăng nguy cơ ung thư của các tế bào.
Mặt khác, các chất chống oxy hóa là những chất giúp cơ thể có thể lọc và thu giữ chất oxy hóa gây hại. Tương tự như các chất chống oxy hóa khác, catechin có trong trà đóng vai trò là chất giúp ức chế một cách chọn lọc những hoạt động của enzym gây ra ung thư. Ngoài ra, chúng cũng góp phần sửa chữa những sai lệch của DNA do các gốc tự do gây ra.
Như đã đề cập ở trên, tất cả các loại trà đều lấy từ lá của một loại cây thường xanh có tên là Camellia sinensis. Nhìn chung, trà xanh thường chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn trà đen do chúng ít phải trải qua quá trình chế biến.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi bạn ngâm hoặc pha trà xanh / trà đen với nước nóng trong vòng năm phút, nó sẽ tiết ra khoảng hơn 80% catechin. Tuy nhiên, lượng catechin có trong trà đá thường không đáng kể.
Các nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, các catechin có trong trà có tác dụng như một chất ức chế mạnh mẽ đối với sự phát triển của ung thư. Chúng giúp loại bỏ các gốc tự do trước khi gây ra những tổn thương tế bào, đồng thời làm giảm tỷ lệ và kích thước của các khối u do hóa chất gây ra, từ đó làm kìm hãm sự phát triển của ung thư. Chất chống oxy hóa có trong trà được cho là có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư sau: ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư phổi hoặc ung thư da.
Răng có bị ngả vàng do uống trà không?
Trên thực tế, trà xanh có nhiều khả năng làm ố răng của bạn hơn cả cà phê do hàm lượng tannin trong trà xanh cao hơn trong cà phê. Nếu bạn không muốn từ bỏ thói quen uống trà, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để giảm thiểu độ xỉn màu của răng do trà xanh gây ra.
Theo nhiều nghiên cứu, những người có tần suất uống trà 1 – 2 cốc mỗi ngày sẽ ít khi bị vàng răng. Ngược lại những người uống từ 3 – 4 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ có nguy cơ răng xỉn màu cao hơn.
Ngoài ra cũng tùy thuộc vào độ đậm đặc của trà thì khả năng vàng răng cũng khác nhau. Những người hay uống trà đá ngoài vỉa hè sẽ ít bị vàng răng hơn người uống trà đặc. Bởi trà đá vỉa hè có tới 80% cốc là nước lọc & đá, lượng trà rất thấp.
Tại sao uống trà lại làm răng bị vàng?
Lý do là bởi trong trà xanh chứa rất nhiều nguyên tố tanin, axit, chromogenes. Trong đó hai hợp chất là tanin và axit là những tác nhân chính làm răng bị ố vàng.
Men răng của con người có khả năng hấp thụ một số chất như đường, vi khuẩn và Tanin. Những chất này thường sẽ bám vào các lỗ nhỏ li ti trên men răng hoặc các đường vân trên răng.
Mà tanin lại là 1 hợp chất quyết định màu sắc và hương vị của 1 số loại thực phẩm. Thậm chí trong ngành công nghiệp, người ta thường dùng tanin để tạo màu da.
Vì vậy khi tanin bám lên bề mặt răng với lượng đủ lớn sẽ gây ra tình trạng ố vàng răng. Thậm chí tanin sẽ phản ứng với carbohydrate, các loại protein & đường nên sẽ dễ dẫn tới sâu răng.
Mặt khác, axit trong trà xanh sẽ làm thay đổi độ pH khoang miệng, từ đó phá hỏng lớp men răng, khiến cho các phân tử mang sắc tố dễ dàng xâm nhập vào răng, làm răng ố vàng.
Cách uống trà không bị vàng răng
Do trà xanh là thức phổ biến & tốt cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng. Thậm chí với nhiều người, đây là đồ uống giúp họ tăng sự tập trung trong công việc.
Tuy nhiên khi nhìn vào trong gương và trông thấy một hàm răng ố vàng mất thẩm mỹ, nhiều người không khỏi khó chịu và nghĩ đến chuyện từ bỏ loại thức uống này.
Mặc dù vậy theo các chuyên gia, bạn không nhất thiết phải bỏ uống trà xanh. Thay vào đó hãy áp dụng cách uống trà dưới đây để không bị vàng răng:
Uống trà loãng: Chỉ với việc pha trà loãng ra với nước lọc là bạn có thể giảm 1 lượng đáng kể tanin nạp vào cơ thể. Lượng tanin giảm xuống đồng nghĩa với khả năng bị vàng răng sẽ thấp hơn, bạn vẫn được thưởng thức tách trà thơm ngon.
Ủ trà trong thời gian ngắn hơn: các nghiên cứu đã chứng minh trà ủ càng lâu càng sinh ra nhiều sắc tố gây đổi màu răng. Do đó hãy giảm thời gian ủ trà để bảo vệ cho hàm răng của mình.
Uống nước sau khi uống trà: nước lọc sẽ làm loãng thành phần tanin và axit trong trà, nhờ vậy mà giảm tác dụng của chúng đối với bề mặt răng.
Bên cạnh đó, khách hàng nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng nếu bản thân là người có sở thích uống trà.
Hãy bắt đầu từ việc tập những thói quen đơn giản nhất như là đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn.
Bằng việc thực hiện những lưu ý trên đây, khách hàng có thể phần nào ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình ố vàng của răng khi uống nhiều trà xanh.
Trà có cản trở giấc ngủ của bạn không?
Trong trà xanh có chứa caffeine, đây là loại chất dễ tan trong nước. Đặc biệt, khi pha trà chúng ta thường có thói quen pha loãng nên thành phần này từ lá trà sẽ hòa tan vào nước, kích thích hệ thống thần kinh trung ương và cản trở giấc ngủ.
Cách uống trà xanh không gây mất ngủ
Để trà xanh phát huy tối đa tác dụng và hạn chế gây mất ngủ cũng như nguy hiểm cho sức khỏe, khi sử dụng trà xanh bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
a. Không uống trà xanh tươi vào ban đêm
Caffein trong trà xanh sẽ kích thích thần kinh khiến bạn bị mất ngủ về đêm. Thời điểm lý tưởng nhất để uống trà xanh là vào buổi sáng sau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng. Hoặc bạn có thể uống vào đầu giờ chiều sau bữa trưa 1 – 2 tiếng.
Uống trà vào hai thời điểm này không những không gây mất ngủ mà còn giúp tinh thần bạn tỉnh táo và sáng khoải, đồng thời làm giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.
b. Không nên pha trà quá đặc
Nước trà quá đặc đồng nghĩa với việc lượng caffein sẽ cao hơn, khiến cơ thể bị hưng phấn quá mức và dễ gây ra các vấn đề về huyết áp và tim mạch.
Chị em đang cho con bú không nên uống nước trà đặc vì sẽ làm giảm tăng tiết sữa. Những người mắc các bệnh lý về gan, thận, thần kinh, tim mạch cần kiêng uống chè khi đói.
c. Không uống trà vào lúc đói
Sở dĩ bạn không nên uống trà xanh vào lúc đói là vì chất tamin sẽ khiến axit dạ dày tăng tiết nhiều hơn, cơn đói vì thế mà càng cồn cào.
Nếu thường xuyên uống trà xanh khi đói có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, ảnh hưởng tới sức khỏe hệ hô hấp và bạn còn dễ bị cảm lạnh hơn.
d. Không uống quá nhiều
Việc uống nước trà xanh đúng thời điểm và không uống quá nhiều sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, thoải mái tinh thần.
Nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy, mỗi người chỉ nên uống 2-3 cốc trà (cốc loại 250 ml) là vừa đủ.
Trẻ em có được uống trà không?
Trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng cao, rất cần đạm, sắt, kẽm, canxi… nhưng trà lại làm giảm hấp thu các chất này. Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn khi uống caffeine; trẻ cũng cần giấc ngủ sâu để phát triển nên dùng các chất kích thích thần kinh như trà là không có lợi.
Trà chỉ tốt nếu trẻ uống lượng vừa phải
Hiệu quả của trà lên sức khoẻ đã được báo cáo sau nhiều nghiên cứu trên thú vật và trên người, với tác dụng giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, cao huyết áp.
Một số nghiên cứu còn cho thấy uống trà có thể phòng ngừa đục thuỷ tinh thể, viêm khớp, chống tia cực tím, giảm nhiễm virút, vi khuẩn, bảo vệ răng miệng, bảo vệ hệ thần kinh, chống xơ vữa và làm tan mỡ cơ thể. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cũng cảnh báo sử dụng quá nhiều trà với nồng độ đậm đặc có thể không tốt do hàm lượng caffeine và polyphenol cao cùng ái lực mạnh có thể gây gắn kết nhiều loại protein, chất xơ…
Một số ý kiến cho rằng caffeine trong trà có thể làm giảm lượng canxi hấp thu tại ruột và giảm tái hấp thu canxi tại ống thận gây ra loãng xương, tannin trong trà làm giảm hấp thu sắt nên dễ gây thiếu máu. Do đó, uống trà càng nhiều càng có nguy cơ làm cơ thể thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu. Trà cũng làm giảm hấp thu kẽm nên không có lợi cho trẻ nhỏ, nhất là những trẻ đang bị suy dinh dưỡng do nhu cầu về kẽm rất cao.
Như vậy, những người bị thiếu máu đang trong thời gian uống viên sắt bổ sung, người đang bổ sung kẽm, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai đang cần nhu cầu sắt, kẽm cao thì không nên uống trà.
Trà có tác dụng sinh nhiệt nhờ làm tăng cường ly giải mỡ của cơ thể, như vậy trẻ đang sốt cũng không nên uống trà, đồng thời nước trà cũng làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt. Người khó ngủ, đặc biệt là trẻ nhỏ có nhu cầu về thời gian ngủ cao, không nên dùng trà, nhất là vào buổi tối vì trà gây hưng phấn thần kinh làm khó ngủ hơn.
Trà còn làm tăng tiết dịch dạ dày, nên không thích hợp cho trẻ vốn có lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày còn mỏng manh, dễ bị loét, tương tự với người có tiền căn loét dạ dày tá tràng. Trà cũng là tác nhân gây bón ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người có nhu động ruột yếu
Như vậy, trà có tác dụng tốt nếu dùng với liều lượng vừa phải ở người lớn và một số trẻ lớn.
Ở trẻ nhỏ, cần cân nhắc giữa tác dụng có lợi là chống oxy hoá với một số tác động có hại cho sức khoẻ. Trẻ nhỏ có nhu cầu dinh dưỡng cao, rất cần đạm, sắt, kẽm, canxi… nhưng trà lại làm giảm hấp thu các chất này.
Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn khi uống caffeine; trẻ cũng cần giấc ngủ sâu để phát triển nên dùng các chất kích thích thần kinh như trà, càphê là không có lợi.
Chưa kể, trà dùng cho trẻ em hay kèm sữa và các loại trân châu, xirô trái cây chứa nhiều đường, hoặc cho nhiều đường để che lấp vị chát nên dễ gây nhiễm khuẩn nếu không được chế biến và bảo quản kỹ lưỡng, và còn gây béo phì do chứa quá nhiều năng lượng rỗng.
Tôi có thể uống trà khi mang thai không?
Các loại trà có hàm lượng cafein thấp hơn trong cafe nên mẹ bầu có thể sử dụng. Tuy không khẳng định sẽ ăn toàn tuyệt đối nhưng hầu hết là không ảnh hưởng quá lớn đến em bé và người mẹ.
Hạn chế uống trà chứa cafein
Các loại trà đen, trà xanh, trà matcha và trà Ô long đều có nguồn gốc từ lá của cây Camellia Sinensis nên đều chứa cafein, nhưng trong mỗi loại trà sẽ có lượng chất này khác nhau, tùy nguồn gốc và cách chế biến. Cafein là chất kích thích tự nhiên có trong trà được khuyên dùng hạn chế bởi chúng làm tăng yếu tố kích thích động thai, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai kỳ.
Tuy nhiên, trà cũng là một thức uống tuyệt vời và có lợi cho sức khỏe, việc từ bỏ hoàn toàn thói quen uống trà là điều khá khó khăn đối với một số bà bầu, vì thế, lượng cafein an toàn được khuyến cáo là dưới 200 mg/ngày. Hoặc với từng cơ địa của mỗi người nên dùng trà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với những mẹ bầu, tốt nhất nên kiểm soát lượng cafein nạp vào mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Chú ý đến trà thảo dược
Trà thảo dược được làm từ trái cây khô, hoa, gia vị hoặc thảo mộc và do đó không chứa cafein. Trà thảo mộc có hương vị độc đáo và màu sắc đẹp mắt. Được nhiều người lựa chọn thay thế trà truyền thống, thế nhưng chúng chứa một số hợp chất không an toàn cho bà bầu.
Trà thảo mộc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non hoặc gây dị tật bẩm sinh nếu sử dụng số lượng lớn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng trà hoa cúc khi mang thai có thể dẫn đến lưu lượng máu qua tim thai nhi kém. Vì thế, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại trà thảo dược nào mà bạn đang và dự định uống.
Một số loại trà mẹ bầu cần tránh: trà cây dâm bụt, trà ma hoàng, trà đương quy, trà sâm, trà rễ cây cam thảo, trà sả. Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kỳ loại trà nào, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để quá trình mang thai suôn sẻ hơn.
Trà Rooibos là gì?
Trà Rooibos còn được gọi là trà đỏ hay trà bụi đỏ - là một loại trà được làm từ lá cây bụi có tên là Aspalathus linearis, thường được trồng ở bờ biển phía tây của Nam Phi.
Trà được tạo ra bằng cách lên men lá cho đến khi lá trở thành màu nâu đỏ. Khi pha có màu đỏ sậm và có mùi thơm tự nhiên.
Rooibos là một loại trà thảo mộc và không liên quan đến trà xanh hoặc trà đen. Trái ngược với một số thông tin, trà Rooibos không phải là nguồn cung cấp vitamin hoặc khoáng chất tốt, nó được mọi người biết đến và sử dụng nhờ chứa chất oxy hóa mạnh, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cách pha trà Yerba mate
Yerba mate có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được dùng như một loại thảo mộc sản xuất đồ uống chứa caffeine phổ biến tại các quốc gia như Argentina, Paraguay, Uruguay và Nam Brazil. Tỉ lệ tiêu thụ của Yerba mate so với cà phê tại các quốc gia này là 6/1.
Trà Yerba mate được ví như loại thảo mộc “từ các vị thần” nhằm nâng cao sức chịu đựng dẻo dai cho con người.
Yerba mate có thể có nhiệt độ và thời gian ủ trà khác nhau tùy thuộc vào việc nó được canh tác ra sao và đươc pha như thế nào. Tuy nhiên, cũng có một vài tips pha trà Yerba mate cơ bản bạn có thể cùng Tôi Yêu Trà tham khảo dưới đây:
Sử dụng nước sạch, tinh khiết. Đặc biệt là nước suối.
Nhiệt độ nước: Nhìn chung, Yerba mate được ủ với nước nóng nhưng không phải nước vừa mới sôi. Nhiệt độ ủ mate khoảng 75 – 85 độ C. Nếu bạn không đo được nhiệt độ, thì có thể ước lượng bằng cách đun sôi nước rồi để khoảng 7 phút sau, lúc đó, nhiệt độ nước sẽ giảm xuống khoảng 90 độ C
Lượng trà: 2 gram trà nên tương ứng với khoảng 230-250ml nước, nhớ đóng nắp để đảm bảo nhiệt độ trong bình/ cốc trà của bạn.
Thời gian ủ: Khoảng 4-5 phút, sau đó bạn có thể thử và quyết định xem có nên ủ thêm hay không. Tương tự như các loại trà khác, Yerba mate sẽ có thể có chút ngăm đắng khi ủ lâu cùng nước nóng. Bạn cũng có thể tiếp thêm một vài lượt nước cho trà, mỗi lượt nước bạn sẽ cảm nhận được một lớp hương vị khác nhau của thảo mộc.
Mate có thể dùng đơn giản như trên hoặc thêm nước trái cây như là nước chanh để làm tăng hương vị. Nó ít khi được sử dụnG với mật ong, đường hay kem, sữa như cách bạn làm với một số loại trà khác.
Thời điểm nào phụ nữ không nên uống trà?
Kỳ kinh nguyệt
Vào thời điểm kinh nguyệt hàng tháng, cơ thể tiêu thụ một lượng lớn chất sắt . Do đó, phụ nữ phải bổ sung rất nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt trong thời kỳ này. Tuy nhiên, nếu họ có thói quen uống trà sau khi ăn bữa ăn, acid tannic có trong trà sẽ ngăn chặn sự hấp thụ sắt bởi đường ruột, mà rất nhiều có thể làm giảm mức độ hấp thu sắt.
Thời kỳ mang thai
Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không nên uống trà. Khi đó, nồng độ caffeine trong trà là lên đến 10%. Nó sẽ làm tăng số lần đi tiểu của phụ nữ mang thai, tăng tốc độ nhịp tim của họ, và gây ra gánh nặng cho tim và thận của phụ nữ mang thai. Nghiêm trọng hơn, nó thậm chí có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén của thai kỳ. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nên uống trà ít hơn.
Thời gian chuẩn bị sinh
Phụ nữ trong thời gian chuẩn bị sinh con không nên uống trà quá nhiều. Nếu không, caffeine có trong trà sẽ làm cho cơ thể kích thích và sau đó dẫn đến mất ngủ. Nếu phụ nữ mang thai không ngủ đủ trước khi sinh, nó có thể dẫn đến kiệt sức tại thời điểm sau sinh, hoặc thậm chí dẫn đến đẻ khó.
Thời kỳ cho con bú
Trong thời gian cho con bú, nếu các bà mẹ uống nhiều trà, caffeine có trong trà sẽ thâm nhập trong sữa và gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến các em bé, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, hàm lượng lớn của axit tannic có trong trà sẽ được hấp thụ bởi màng niêm mạc, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tuyến vú và ức chế sự tiết sữa mẹ. Chính vì thế, nó có thể dẫn đến sự thiếu hụt của sữa mẹ.
Thời kỳ mãn kinh
Nếu phụ nữ đang ở thời kỳ mãn kinh, họ có thể bị một số triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, nóng nảy, và chất lượng giấc ngủ kém… Nếu họ vẫn uống trà quá nhiều trong thời gian này, nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng và có khả năng gây nguy hại trên cơ thể của họ.
Có thể lấy lại vóc dáng sau khi mang thai nhờ trà?
Sau khi sinh nở, vóc dáng của bạn không còn được thon gọn như xưa. Bạn vừa phải ăn uống đầy đủ để lấy sữa nuôi con, vừa phải quan tâm đến việc lấy lại vóc dáng của mình. Ngoài chế độ tập luyện hợp lý, thì các loại trà thảo dược dưới đây cũng giúp bạn phần nào để cải thiện điều đó.
a. Mật ong và nước chanh
Mật ong và chanh vốn được ví như “thần dược” trong việc giảm cân. Nó giúp thanh lọc cơ thể, ức chế sự thèm ăn. Đây là phương pháp được nhiều người mẫu sử dụng để kiểm soát cân nặng của mình.
Đối với mẹ sau sinh, uống mật ong pha với nước ấm thêm vài giọt nước cốt chanh trước khi ăn, sẽ giúp mẹ bớt thèm ăn, kiếm soát lượng mỡ thừa và thanh lọc cơ thể.
b. Trà cam thảo và táo gai
Cam thảo là một dược liệu được sử dụng trong Đông Y. Nước cam thảo có vị ngọt, mùi thơm giúp thanh lọc cơ thể.
Đun sôi 1 nhánh cam thảo với 5 quả táo gai lấy nước uống mỗi ngày sẽ giúp mẹ sau sinh cải thiện vóc dáng.
c. Trà gừng
Trà gừng không chỉ là một gia vị trong nhà bếp, nó còn là một thần dược giúp điều trị bệnh, giảm cân làm đẹp da.
2 cốc trà gừng ấm mỗi ngày sẽ giúp mẹ sau sinh làm nóng cơ thể, kích thích trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân hiệu quả.
d. Trà trắng
Trà trắng thực tế là loại trà được thu từ những chồi non chưa mở của cây chè. Chồi non được bao bên ngoài một lớp vỏ màu trắng nên người ta gọi nó là trà trắng.
Trà trắng chứa hợp chất chống oxy hóa giúp chống ung thư, làm đẹp da gìn giữ nét xuân. Hơn thế, nó còn giúp giảm nồng độ choresterol trong máu, ổn định huyết áp. Uống trà trắng hàng ngày giúp mẹ ngủ ngon, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cho quá trình giảm cân hiệu quả.
e. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc rất thơm, có vị ngọt, tính hàn, thanh nhiệt tốt. Uống trà hoa cúc giúp an thần, ngủ ngon, giảm choresterol trong máu. Mẹ sau sinh uống trà hoa cúc sẽ giúp giảm cân khá tốt.
f. Trà bạc hà
Trà bạc hà giúp cơ thể sảng khoái, tràn năng lượng. Một cốc trà bạc hà mỗi ngày sẽ giúp mẹ có tinh thần thư thái, giảm cân tốt hơn.
Các loại trà thảo dược tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân nhưng nó có tác động từ từ nên trước mắt sẽ không thể thấy rõ hiệu quả.. Vì vậy, các mẹ hãy thật kiên nhẫn sử dụng mỗi ngày để giảm cân an toàn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như của “thiên thần nhỏ” nhé.
Nhiệt độ nước có khác nhau tùy theo loại trà không?
Mỗi loại trà có một mức nhiệt độ “chuẩn”. Khi trà được pha, tannin, axit amin và các hợp chất hương vị được giải phóng khỏi lá. Một số loại trà cần ít nhiệt hơn, trong khi những loại khác lại cần nhiều hơn để tối đa hóa các đặc tính đặc biệt của chúng. Pha ở nhiệt độ nước tối ưu cho mỗi loại trà cho phép các hợp chất được giải phóng một cách cân bằng và dẫn đến trà hương vị tuyệt vời.
Nhiệt độ nước quá nóng sẽ làm phân hủy tanin và phá hủy các hợp chất mong đợi trong trà. Nhiệt độ nước cũng có thể làm cháy các lá trà vốn nhạy cảm làm cho nước trà pha ra đắng chát, mất cân bằng. Đặc biệt là trà xanh và trà trắng càng dễ bị cháy khi tiếp xúc với nước nóng. Một phương pháp để tránh gây sốc cho trà là rửa lá trà trong nước lạnh trước khi pha hoặc đổ nước nóng lên thành ấm, cốc pha trà, tránh tiếp xúc trực tiếp với lá.
Mặc khác, bạn cũng không thể pha trà ở nhiệt độ nước quá lạnh. Các chất tương tự bị phá hủy trong nước quá nóng lại không thể hòa tan trong nước quá lạnh. Trà pha ra chắc chắn sẽ thiếu cân bằng và đơn giản là không có nhiều hương vị. Một thời gian ngâm lâu hơn có thể bù đắp, nhưng chỉ một chút.
Một số chỉ dẫn chung về nhiệt độ nước để pha các loại trà, nếu không có thông tin về nhiệt độ:
- Mức nhiệt độ thấp 70-80 độ C: dùng để pha các loại trà xanh nhiều búp non hoặc các loại bạch trà.
- Mức nhiệt độ trung bình 80-90 độ C: để pha các loại trà xanh loại nhiều lá, các loại trà Ô Long nụ mềm.
- Mức nhiệt độ cao 90-100 độ C: dành cho hầu hết các loại Ô Long trưởng thành, trong đó các loại Ô Long xanh lên men thấp nên ở mức nhiệt thấp trong khi các dòng lên men cao như Đại Hồng Bào, Đông Phương Mỹ Nhân cần nhiều nhiệt hơn một chút. Các loại trà Phổ Nhĩ và trà Đen nên dùng nước sôi già.
Bên cạnh những chỉ dẫn chung ở trên, những người yêu trà kỳ cựu sẽ còn lưu ý đến 2 yêu tố:
- Trà mới hay trà cũ
Về điểm này, chúng ta cần xem xét mức độ lão hóa của trà, vì vậy đối với các loại trà cũ, nhiệt độ nước sẽ cao hơn một chút (khoảng 3 đến 5 độ)
- Trà bánh hay trà rời
Bánh trà sẽ đẩy nhanh quá trình lên men, do đó nhiệt độ nước sẽ cần cao hơn một chút so với trà rời.
Trà có thể giúp tôi đạt được kết quả tối đa trong thể thao không?
Uống một tách trà có thể giúp bạn tập trung hơn trước khi tập gym. Trà chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường cơ bắp và thực hiện các bài tập hiệu quả hơn trong suốt thời gian tập. Lượng chất béo được đốt cháy cũng tăng lên, đồng thời cung cấp thêm sức mạnh và tăng thời gian tập luyện.
Uống trà trước và sau khi tập luyện của bạn có thể cải thiện khả năng phục hồi sau khi mệt mỏi và tăng mức độ hydrat hóa, thông qua việc cải thiện khả năng đốt cháy chất béo và phục hồi cơ nhanh hơn sau khi tập luyện.… vì vậy bạn có thể tập luyện lâu hơn. Uống trà trước khi tập luyện có thể là một cách tự nhiên để cải thiện kết quả tập thể dục tổng thể.
Uống trà giúp ích cho các buổi tập thể dục nhưng cũng mang lại những lợi ích khác như:
Tăng khả năng đốt cháy chất béo
Trà nổi tiếng với hàm lượng chất chống oxy hóa cao gọi là catechin. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng catechin trong trà có thể góp phần làm tăng việc sử dụng chất béo trong cơ thể để tiêu hao năng lượng. Đồng thời sự kết hợp giữa tập thể dục thường xuyên và uống trà catechin có thể được mong đợi để giảm mỡ cơ thể một cách hiệu quả.
Kéo dài thời gian tập luyện
Tất cả chúng ta đều có giới hạn về lượng bài tập có thể thực hiện trước khi cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Nhưng một số người có thể muốn tăng thời gian tập luyện trước khi có bất kỳ sự mệt mỏi nào xảy ra. Lúc đó, trà với hàm lượng caffein có thể giúp tăng cường mức năng lượng tập luyện của bạn. Cùng với sự gia tăng chất béo được đốt cháy do catechin trong trà, điều này có thể tạo ra sự khác biệt cho quá trình tập luyện của bạn.
Một nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của việc tiêu thụ thường xuyên chiết xuất trà xanh trong khoảng thời gian 10 tuần. Họ phát hiện ra rằng hiệu suất tập luyện sức bền được tăng lên đến 24% khi sử dụng chiết xuất trà xanh.
Tăng hydrat hóa
Nhiều người tập gym đã biết tầm quan trọng của việc duy trì lượng nước trong cơ thể. Và vì lý do này, nước từ lâu đã trở thành thức uống tự nhiên được ưa chuộng để thực hiện điều này. Phần lớn trà xanh bao gồm chủ yếu là nước. Do đó, nó có thể thúc đẩy quá trình hydrat hóa và giúp đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày của bạn. Vì vậy, uống trà trước khi tập luyện sẽ không chỉ tăng cường mức độ tập luyện của bạn mà còn góp phần vào quá trình hydrat hóa tế bào hiệu quả.
Cải thiện khả năng phục hồi sau tập luyện
Hàm lượng catechin cao trong trà - đặc biệt là trà xanh - có thể giúp giảm tổn thương cơ khi tập thể dục.Trà giúp làm giảm tác động của viêm trong quá trình tập luyện, do đó hạn chế các cơn đau nhức mà bạn cảm thấy sau đó.
Nhờ những công dụng trên mà trà đã trở thành một sự thay thế tự nhiên cho nhiều thức uống phổ biến đã được tiêu thụ tại các phòng tập thể dục trên toàn thế giới.
Vì sao khi ăn thực phẩm giàu sắt không nên uống trà?
Trà là thức uống phổ biến có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, khi uống trà cùng thời điểm với một bữa ăn giàu chất sắt có thể làm giảm hấp thu sắt, giảm nồng độ sắt trong máu, đồng thời cũng làm giảm khả năng chống oxy hóa của trà xanh.
a. Uống trà có thể cản trở sự hấp thu sắt từ thức ăn không?
Sắt là một khoáng chất quan trọng được cơ thể chúng ta sử dụng để hình thành các tế bào hồng cầu và cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung và có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
Một số nghiên cứu cho thấy, đồ uống có chứa polyphenol như trà, cà phê và ca cao là những chất ức chế mạnh sự hấp thu sắt. Các polyphenol được tìm thấy trong trà và cà phê được cho là những chất ức chế chính hấp thụ sắt.
Đối với trà xanh, các hợp chất phenolic (hoạt động như chất chống oxy hóa) có trong lá trà xanh liên kết với sắt trong chế độ ăn uống và ức chế đáng kể sự hấp thụ của nó. Uống trà trong bữa ăn có thể làm giảm một nửa sự hấp thu sắt.
Ngoài ra, chất tanin được tìm thấy trong trà ức chế sự hấp thụ sắt. Những hợp chất này liên kết với sắt trong quá trình tiêu hóa, làm cho nó khó hấp thu hơn. Ảnh hưởng của chúng đối với sự hấp thu sắt phụ thuộc vào liều lượng, có nghĩa là sự hấp thu sắt giảm khi hàm lượng polyphenol trong thực phẩm hoặc đồ uống tăng lên.
Nghiên cứu cũng cho thấy, các bữa ăn giàu protein và sắt cũng sẽ tương tác với các polyphenol trong trà xanh và làm giảm khả năng chống oxy hóa của chúng. Trong trường hợp này, bạn có thể không nhận được đầy đủ lợi ích từ trà xanh.
b. Nên uống trà như thế nào để không làm giảm hấp thu sắt?
Tanin là hóa chất được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau như các loại trà, hạt, rau và trái cây. Chúng là một loại polyphenol có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Tanin có thể cản trở cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm. Tuy nhiên, chúng cũng có đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư và các tình trạng sức khỏe khác.
Vì vậy, để nhận được tối đa lợi ích của trà và hạn chế sự cản trở hấp thu sắt, đặc biệt là đối với những người bị thiếu máu do thiếu sắt cần bổ sung thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý:
- Khi ăn bữa ăn giàu thực phẩm bổ sung sắt, không nên uống trà cùng thời điểm. Nên uống trà ít nhất một giờ trước hoặc sau bữa ăn.
- Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống. Cụ thể: tăng cường thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm giàu vitamin C, axit folic để giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, hàu, thịt gà; đậu, đậu lăng, đậu phụ, khoai tây, hạt điều, rau lá xanh đậm (như rau bina và cải xoăn), ngũ cốc nhiều cám…
- Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), mâm xôi, việt quất, kiwi, xoài, đu đủ, dưa hấu, dứa, dâu tây, mơ khô, đào, mận khô… để giúp hấp thu sắt tốt hơn.
Trà có những dinh dưỡng gì?
Năng lượng: so với các thực phẩm khác, trà là một loại thức uống năng lượng thấp. Năng lượng của trà có liên quan chất lượng và chủng loại trà. Thường trà chất lượng tốt, năng lượng càng cao. Trà xanh chứa năng lượng cao nhất (1,26 - 1,46 kcal), kế đến là trà đỏ, trà hoa, trà ô long...
Vitamin C và PP chứa trong trà giúp giảm huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu.
Protid: hàm lượng protid trong trà tương đối cao.
Hydratcacbon: tài liệu mới cho biết, hàm lượng hydratcacbon trong trà nhiều khoảng 40%, một số loại trà tốt đạt trên 60%, với phần nhiều là những polysaccharide.
Lipid: trà chứa lipid không cao, trà xanh không vượt quá 3%, trà bánh với hàm lượng là 8%.
Vitamin: nhóm vitamin tan trong nước có chứa trong trà thì tan hết trong nước sôi, tỉ lệ chiết xuất hầu như đạt 100%.
Chất khoáng và nguyên tố vi lượng: trà chứa 4 - 9% chất khoáng, trong đó 50 - 60% tan trong nước sôi, được cơ thể tận dụng hấp thu, có ích cho sức khỏe. Thành phần vô cơ có hàm lượng nhiều nhất trong trà là K, P, kế đến là Ca, Mg, Fe, Mn… các nguyên tố Cu, Zn, S hàm lượng ít hơn. Những loại trà khác nhau sẽ có hàm lượng hơi khác biệt, trà xanh chứa P và Zn nhiều hơn trà đỏ, nhưng Ca, Cu, Na của trà đỏ nhiều hơn trà xanh.
Trà bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Trà dinh dưỡng phong phú, chứa gần 400 thành phần. Chủ yếu gồm caffeine, theophylline, tinh dầu thơm, hydratcacbon, nhiều vitamin, protid và các axít amin. Trong trà còn chứa nhiều chất khoáng gồm Ca, P, Fe… Những thành phần này rất có ích cho cơ thể. Chức năng chính của chúng là giải khát sinh tân (tạo nước, thể dịch), sảng khoái tỉnh não, tiêu thực chống béo ngậy, thông tiện lợi tiểu, tan đàm trị ho, sáng mắt thanh nhiệt…
Lợi tiểu, cường tim: uống trà giúp điều trị nhiều bệnh đường tiết niệu như thủy thũng, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… đối với sỏi đường tiết niệu, trà cũng có tác dụng bài sỏi nhất định. Nhóm người không uống trà tỉ lệ mắc bệnh mạch vành là 3,1%, thỉnh thoảng uống trà là 2,3%, thường uống trà là 1,4%. Bởi lẽ caffeine và theophylline chứa trong trà có thể gây hưng phấn trực tiếp trên tim, giãn động mạch vành, làm cho máu đi vào tim một cách đầy đủ, nâng cao chức năng tự tại của tim.
Sát khuẩn tiêu viêm: trà đối với que khuẩn (E. coli), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và virút… đều có tác dụng ức chế. Bởi lẽ các hợp chất polyphenol như polyphenolic, xanthin trong trà sẽ kết hợp với protein của virút, làm giảm hoạt tính của các virút.
Sinh tân giải khát: sách Bản thảo cương mục đã ghi: “Trà đắng vị hàn... giáng hỏa rất tốt. Hỏa là trăm bệnh, hỏa giáng tức đã thanh nhiệt!”. Nhất là vào mùa nắng, trà là thức uống tốt nhất chống say nắng, giải nhiệt, trừ bệnh tật.
Tiêu thực trừ ngậy: uống trà giúp trừ béo ngậy, trợ tiêu hóa. Do trà có chứa một số hợp chất amin thơm, chúng làm tan chất béo, trợ giúp tiêu hóa thức ăn từ thịt.
Giảm áp, chống lão hóa: Polyphenolic, vitamin C và PP chứa trong trà giúp giảm mỡ, giảm huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu.
Sảng khoái, tỉnh não: trong trà có chứa caffeine, chất này có tác dụng hưng phấn thần kinh.
Phòng chống ung thư: thành phần polyphenolic trong trà có hiệu quả chống ung thư rất rõ, dịch chiết từ nước hãm trà có tác dụng ngăn cản sự hình thành chất gây ung thư nitrosamin. Nhiều nghiên cứu khắp nơi đều cho thấy trà là thức uống dự phòng hay điều trị chứng ung thư hiệu quả. Hội Ung thư học Mỹ vận động dân chúng hàng ngày uống 6 tách trà xanh có thể giúp dự phòng ung thư.
Hội Ung thư học Mỹ vận động dân chúng hàng ngày uống 6 tách trà xanh để phòng ung thư.
Chống co thắt, bình suyễn: uống trà có hiệu quả vã mồ hôi trừ mệt, giúp chống co thắt định suyễn, có tác dụng điều trị bệnh cảm ho. Theophylline trong trà hưng phấn trực tiếp với trung tâm hô hấp, có công hiệu cứu nguy khi bị suy hô hấp.
Răng chắc, xương khỏe: nguyên tố fluor giúp răng chắc xương khỏe, dự phòng sâu răng. Các bệnh răng miệng thường gặp như viêm loét lưỡi miệng, chảy máu chân răng thường do thiếu vitamin C gây ra. Trong trà chứa nhiều vitamin C, uống trà giúp bổ sung phần nào sự thiếu hụt vitamin C từ thức ăn.
Làm đẹp giảm béo: uống trà vừa phải có công hiệu nhuận da làm đẹp, tan mỡ giảm béo.
Tác dụng giải độc: axít tannic chứa trong trà có thể phản ứng với những chất độc như kim loại và alkaloid. Sau khi uống nhầm những chất độc này, nên nhanh chóng uống ngay trà đậm, giúp trì hoãn và giảm bớt hấp thu chất độc.
Trà là một trong ba thức uống lớn lừng danh thế giới, được xem là “thức uống vua của người phương Đông”.
Uống trà có hại cho xương không?
Trước đây, người ta cho rằng một số thành phần nhất định được tìm thấy trong trà, chẳng hạn như caffeine và fluoride, có thể làm suy yếu xương. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây hiện đang cho thấy rằng uống trà thực sự có thể có tác động tích cực đến xương.
Các nghiên cứu ở những phụ nữ lớn tuổi đã phát hiện ra rằng những phụ nữ uống 300 milligram trà xanh mỗi ngày đã cải thiện mật độ xương so với những phụ nữ không uống trà.
Hơn nữa, sữa được thêm vào trà, được đa số người dân Anh yêu thích, là một nguồn Canxi, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Trên thực tế, sữa trong bốn tách trà mỗi ngày cung cấp 30% nhu cầu canxi hàng ngày của người trưởng thành.
Trà có chứa nhiều caffeine như cà phê không?
Trà khô có chứa 2,5 – 4% caffein còn trong cà phê lượng cafein là 0,6 – 2,4%. Tuy lượng caffein trong cà phê thấp hơn trà nhưng có tác dụng mạnh hơn trà vì chúng thường dùng tới 10 – 15g cà phê để pha 1 cốc, còn trà thì dùng ít hơn.
Có những loại trà nào?
Nhìn vào phương pháp chế biến [mức độ oxy hóa], có sáu loại trà:
Trà đen, còn được gọi là trà đỏ - đây là loại trà được oxy hóa hoàn toàn.
Trà xanh - điều này đề cập đến loại trà hầu như không bị oxy hóa (quá trình oxy hóa bắt đầu từ thời điểm bạn nhổ lá nên tôi sẽ không nói đó là loại trà bị oxy hóa 9%) và cũng trải qua quá trình làm héo (làm héo = loại bỏ nước thừa). Chúng ta có thể nghĩ rằng trà xanh được chế biến ở mức tối thiểu.
Trà trắng – loại trà ít được chế biến nhất, tất cả những gì bạn làm ở đây là làm khô lá.
Trà ô long/trà xanh – Ô long là một danh mục rộng đề cập đến các loại trà bị oxy hóa một phần. Không có tỷ lệ oxy hóa nhất định, đó là lý do tại sao một số loại ô long gần với trà xanh hơn trong khi những loại khác gần với trà đen hơn.
Trà vàng – Trà vàng khá hiếm nhưng về cơ bản, có một giai đoạn làm vàng lá (họ chất thành đống và để nhiệt phát huy tác dụng) để làm dịu trà hơn nữa. Theo kinh nghiệm của tôi, nó có vị hơi hạt dẻ so với trà xanh.
Trà dược [phổ nhỉ] đây là những loại trà đã được lên men sau (tức là có nấm mốc tốt phát triển trên chúng, giống như pho mát xanh).
Yếu tố nào quyết định chất lượng trà?
“Để có trà thành phẩm tốt, có hai yếu tố lớn và những yếu tố nhỏ trong đó”
a. Yếu tố con người: người làm trà quyết định chất lượng các khâu.
- Chăm sóc cây: yếu tố này sẽ quyết định trà nguyên liệu có sạch - tốt hay không.
- Khai thác: việc khai thác trà sẽ quyết định chất lượng nguyên liệu của sản phẩm trà và còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu vụ trà kế tiếp cũng như sự phát triển bền vững của cây trà. Yếu tố này ảnh hưởng đặc biệt lớn đến những cây trà cổ thụ.
- Chế biến: nếu hai yếu tố trên là hai yếu tố quyết định chất lượng trà lâu dài thì yếu tố này là yếu tố quyết định chất lượng trà thành phẩm tức thời, trong quá trình chế biến trà sẽ phải qua các công đoạn như làm héo, sao, sấy, vò, đánh hương …, từ công đoạn đó quyết định màu - hương-vị trà thành phẩm.
b. Yếu tố tự nhiên: Khí hậu-Thời tiết và Thổ nhưỡng gần như quyết định hoàn toàn chất lượng trà nguyên liệu mà nguyên liệu quyết định đến 70% chất lượng trà thành phẩm.
Đó là lý do tại sao cùng một giống trà Xanh nhưng khi trà sinh trưởng ở Nghệ An thì không cho ra được hương - vị cốm đặc trưng như trà sinh trưởng ở Thái Nguyên, hay cùng là trà Shan Tuyết nhưng trà Suối Giàng hoàn toàn khác biệt trà Tà Xùa, đó cũng là lý do giải thích tại sao từ cùng một vườn trà nhưng chất lượng trà thành phẩm theo các mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông lại khác nhau một cách rất rõ rệt.
Trà phổ nhỉ có caffeine không?
Trà phố nhĩ có chứa caffein một cách tự nhiên, mặc dù ko nhiều caffein như các loại trà khác. Trà phố nhĩ cũng có chứa chất chống oxy hoá và các chất khác có thể giúp bảo vệ tim và mạch máu. Phổ nhỉ chín có thể có ít caffein hơn so với Phổ nhỉ sống.
Trà Oolong có giúp bạn giảm cân không?
Câu trả lời cho vấn đề này là có. Uống trà ô long sẽ giúp bạn đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể nhiều hơn 157% so với trà xanh.
Một nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy chiết xuất từ ô long thực sự giúp tăng quá trình oxy hóa chất béo - có nghĩa là chúng giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể một cách trực tiếp.
Không chỉ giúp giảm cân, trà ô long còn có nhiều tác dụng khác cho sức khỏe: Làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, ung thư…
Tuy có tác dụng giảm cân và có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn cần sử dụng trà ô long đúng cách để đem lại hiệu quả như mong muốn.
Vì sao trà ô long có tác dụng giảm cân?
Chất caffeine trong trà ô long có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất, quá trình oxy hóa chất béo, giúp đốt cháy chất béo nhanh hơn.
Trong trà ô long, có chứa nhiều chất OTPP (Olong Tea Polymerized Polyphenols) hay gọi tắt là polyphenols. Polyphenols có tác dụng phá hủy và mang các chất béo ra khỏi cơ thể.
Thêm vào đó, polyphenols còn hạn chế việc hấp thu chất béo và cholesterol của cơ thể. Lượng chất béo và cholesterol này sẽ được thải ra ngoài cơ thể theo đường phân.
Cách uống trà ô long để giảm cân
Mỗi ngày bạn nên uống 2 ly trà ô long vào buổi sáng và trưa, sau bữa ăn khoảng 30 phút. Do uống trà với mục đích giảm cân, nên cần kết hợp việc uống trà ô long với tập thể dục hoặc yoga để phát huy tác dụng của trà.
Nếu có thể, kết hợp chế độ ăn kiêng cùng trà giảm cân sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Kết hợp với một vài lát chanh cùng với trà khi uống để giúp thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể.
TH.