“Bình trà – tri kỹ”

Lượt xem : 528 lượt xem

     “Vào thuở xa xưa ở vùng quê Việt Nam, lúc còn nhỏ tôi không nhớ rõ địa danh có một lão ăn mày trông vẻ nghèo nàn đói rách lang thang khắp mọi nơi nhưng bên vai luôn luôn kè theo túi vải không biết để thứ gì trong đó. Mà lão ăn mày luôn giữ gìn cẩn thận bên người không cho ai đụng đến.

Một hôm nọ, trong làng có đám giỗ gia đình phú hộ giàu có nhất trong vùng khách khứa ra vào rất đông đảo. Lúc đó cũng có cả lão ăn mày xuất hiện tuy không được mời nhưng lão ta vẫn tới. Vì tiếng đồn ông phú hộ ở đây hào phóng lắm, thích uống trà và còn vui vẻ trò chuyện với người có trình độ thưởng thức trà. Ông phú hộ này không phân biệt giai cấp dù giàu hay nghèo hèn bần tiện, miễn sao biết thưởng thức trà là ông mời vào nhà ngay cho ăn uống đàng hoàng. Bởi vì, phú hộ đang tìm bạn “tri kỹ uống trà” đàm luận cùng ông.

Rất tiếc, hôm nay kỵ giỗ tổ tiên nên việc uống trà, của ông phú hộ phải ngưng lại không tiếp khách. Thấy có người lai vãng bên ngoài rách rưới nhưng không vào nhà, ông phú hộ bèn cho người hầu ra mời họ vào nhà trọ, phía sau vườn, rồi nói với người làm hãy mang cơm đến cho họ ăn uống đầy đủ.

-Gã ăn mày nói: “ta chỉ muốn thưởng thức trà với phú hộ, chớ không cần ăn uống”.

-Người làm nói rằng: “ông hãy ở đây chờ ngày mai, phú hộ sẽ tiếp ông”

Đúng vậy, ngày hôm sau ông phú hộ ra tiếp chuyện, cả hai vui vẻ trò chuyện uống trà rất ư thú vị. Thoại đầu, ông phú hộ tự khen rằng trà của ông là thượng thặng nhất trong vùng không ai có được. Nhưng gã ăn mày hớp vào một ngụm liền nói ngay: “trà này thường lắm chẳng có gì là đặc biệt cả”

Ông phú hộ lại sai người hầu bỏ trà đó đi, chế tiếp loại trà khác, và cứ thế đến năm hoặc sáu lần gì đó mà gã ăn mày này vẫn chê là trà bình thường chẳng đáng giá gì cả. Riêng phía ông phú hộ vẫn vui vẻ hớn hở xem như không có gì xảy ra. Vì ông phú hộ thầm nghĩ mình đã gặp được đối thủ, uống trà nặng ký rồi. Cho nên ông vẫn bình tĩnh sai người hầu vào trong phòng lấy ra loại trà thượng đẳng nhất, cất kỹ trong phòng riêng ra đãi thượng khách. Lần này là cú chót của phú hộ thật là không gian ngừng lại, thời gian đứng yên bầu trời chùng xuống, im lặng bốn bề, ngay cả con muỗi bay qua cũng nghe cả tiếng động…! Thật kinh hoàng !!! Kẻ hầu trà cũng chậm rãi làm việc theo từng động tác nhỏ nhen sau cùng. Tách trà ngon, cùng hương thơm tỏa ra nhè nhẹ, bên khói trầm nghi ngút. Chẳng khác nào “trà đạo” của những thiền sư…trong thiền thất tu tập, nhưng gã ăn mày vừa “hớp” vào liền lắc đầu chê rằng:

-“Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong”.

-Ông phú hộ rất giận dữ, nhưng tỏ vẻ ôn tồn nhỏ nhẹ hỏi: “Vậy ông làm sao có được “tách trà” hoàn hảo chớ. Xin ông cho biết cách pha chế để bọn nhỏ học hỏi”

-Gã ăn mày này, trịnh trọng nói lại: “Được, trước hết cảm ơn ông không chê tôi nghèo hèn, mà còn tôn trọng ý kiến, thật là hiếm có “tri kỹ uống trà” như ông!”

Ông phú hộ bình tâm vẫn vui vẻ không chút nào phàn nàn, thái độ của ông thật hiếm thấy…Kiên nhẫn đối đãi với kẻ cơ hàn khất cái. Nhưng vì ông hiếu kỳ, cố tìm cho được (tri kỹ hiểu và biết nhau…là ông toại nguyện) ông rất khiêm nhường không bao giờ tỏ vẻ bực tức và nóng giận. Ông phú hộ này, xuất thân gia đình Nho giáo…từng làm quan trong triều đình nhưng vì cá tính không muốn tranh đấu bon chen nơi chốn quan trường, nên lui về ẩn dật chỉ làm thương gia nho nhỏ sống an nhàn, tìm kẻ “tri kỹ” uống trà ngâm thơ không màn thế sự. Tiếp đó:

-Ông phú hộ: “Ngày mai, chúng ta tiếp tục cuộc thưởng thức trà, có yêu cầu gì thì ông nói với người làm của tôi, chúng nó sẽ cung cấp đầy đủ cho ông…” nói xong ông phú hộ chào tạm biệt, mà đi.

Mọi việc do gã ăn mày sắp đặt đầy đủ, thêm vào đó người hầu phú hộ giúp gã ăn mày, lấy nước từ suối cao trên thượng nguồn mang về để đun lên thật kỹ rồi pha trà. Và sau đó lão ăn mày, lấy từ từ trong túi hành lý ra một bộ trà quý giá của gã. Bày biện trên bàn phú hộ, lâu lắm nay gã ăn mày mới có dịp đem “báu vật” ra biểu diễn. Cho phú hộ chứng kiến tài năng của gã mà mở to mắt một phen học hỏi cách uống trà (thượng đẳng)…Bởi vì xưa nay, phú hộ quá cao ngạo cho rằng “độc cô cầu bại” không có địch thủ nào đủ khả năng thưởng thức trà với ông cả.

Bình trà tri kỹ

“Cao nhân tất hữu, cao nhân trị” nghĩa là:
(người giỏi ắt có người giỏi hơn).

Khi mặt trời lên cao những tia nắng chói chan, len lõi từ những khe hở của tàng cây chiếu xuyên xuống đất lại thêm tiếng hót líu lo của những chú chim nho nhỏ trên cành tạo nên cảnh tượng rất là thích thú trong buổi trà đàm. Từ xa xa ông phú hộ đã ngửi được mùi trà thơm phảng phất theo gió..!

-Ông ta: “Thầm nghĩ à! hôm nay mình gặp phải cao thủ rồi nhỉ! Thật là không uổng công xưa nay săn lùng…!”

Nhìn lối trang trí và bình trà theo phong cách khác thường, lối pha chế trà cũng từ chính tay gã ăn mày mà ra. Pha trà xong gã ăn mày hớn hở mời phú hộ thưởng thức. Phú hộ, hớp một ngụm “trà” rồi từ từ thưởng thức, vị ngọt của trà. Giây phút trôi qua, gã ăn mày tưởng chừng như trái đất đang ngừng quay, mọi vật không muốn xoay chuyển nữa, chỉ chờ câu trả lời độc đoán của phú hộ, thật là căng thẳng…Không ngờ vài phút sau đó phú hộ gật đầu từ từ, ung dung giọng khan khàn nói rằng:

-“À thì ra! Quả tình trăm nghe không bằng mắt thấy” ông phú hộ liền nói tiếp, “quả thật không sai, trà của ta xưa nay chưa có đối ẩm, hôm nay duyên đã đến, thật là: “Hữu duyên thiên lý…..”

-Gã ăn mày, gương mặt lúc đó hớn hở, chỉ gật đầu không nói lời nào.

-Ông phú hộ nói tiếp: “Hữu xạ tự nhiên hương” “Tôi đề nghị như vậy, ông có đồng ý hay không?”

-Lão ăn mày hỏi: “Vậy, nghĩa là sao?”

-“Một, là ông bán lại bộ trà đó và chỉ cách pha trà cho ta, ta sẽ chia lại nữa gia tài cho ông, được không?” Chưa kịp trả lời, Phú hộ lại tiếp theo:

-“Hai, là ta sẽ kết bạn “tri kỹ” cùng ông “uống trà” đàm luận thế sự, ông có đồng ý hay không?” Phú hộ chưa ngừng ở đó:

-“Ba, là ông tự quyết định đưa ra ý kiến, bất luận thế nào ta cũng đồng ý ngay. Ông phải giải thích tại sao, tìm đến chỗ này, lý do bình trà mà ông cho là đắc ý từ đâu mà có…?”

Nghe nói như vậy. Gã ăn mày cười kha khả, lớn tiếng đáp lại rằng:

-“Ta sẽ chọn điều thứ ba có nghĩa là ta sẽ giải thích vì sao lại có một bình trà ngon tuyệt vời. Kế tiếp ta sẽ ở lại đây làm “tri kỹ” cùng ông hằng ngày uống trà…sống tiếp cuộc đời còn lại. Phú hộ, ông có đồng ý không?

-Ông phú hộ: “Ta đồng ý ngay, với những điều kiện ông đưa ra”

Kể từ đó, hai “gã” này thành một đôi “tri kỹ uống trà”, tâm đầu ý hiệp với nhau, gắng bó hơn cả keo sơn.
Ông phú hộ hỏi rằng: “Lý do gì, làm sao ông có bản lãnh uống trà như thế?

Lão ăn mày trả lời: “Ngày xưa từ một làng nọ, ta sanh ra trong gia đình giàu có lớn lên cũng sang giàu như ai, của cải ông bà để lại quá nhiều, vì mãi mê…ăn chơi sau cùng chỉ còn lại bộ trà này, cũng vì say mê nghiên cứu trà, rốt lại táng bại sản vì tìm tri kỹ uống trà nhưng không được như ý. Cuối cùng chiến tranh giặc giã khiến ta lâm vào cảnh nghèo hèn tàn tạ như thế này, cuộc đời còn lại chỉ có bình trà này thôi. Sống chết cũng chỉ có “nó” tức là (bình trà) mà thôi.

Hôm nay gặp được tri kỹ ta mới thố lộ cùng ngươi. Gã ăn mày còn nói tiếp: “Ngày xưa, lúc còn nhỏ thường theo ông nội và giúp ông nội ta pha trà cho khách nên tôi có biết nhiều kỹ xảo như thế về các loại trà…!

-Ông phú hộ hỏi: “Ngươi có thể cho ta biết rõ phương pháp pha trà của ông nội ngươi được không?

-Được, gã ăn mày kể tiếp: “Ông nội tôi đã dạy từ nhỏ: (Nhất nước, nhì pha, tam trà, tứ ấm). Ấm cũng chỉ được xếp hạng cuối cùng trong bốn yếu tố làm nên ấm trà ngon mà thôi. Tuy nhiên, nhớ về lời dạy của ông nội. Người pha phải lên số một chứ không thể xếp hàng thứ hai sau nước được. Ông nội đã mất từ lâu nên tôi không còn dịp để hỏi cho rõ. Không biết vì sao nữa, lúc đó ông nội tôi nói sai ý cổ nhân hay tôi nghe nhầm, hoặc tôi không hiểu rõ! Tôi có rất nhiều bình trà. Những chiếc trà, từ ấm bình, tử sa bình mua tận gốc, những chiếc ấm (bình) “cổ trà” mà uống nhiều năm, những chiếc (ấm) (bình) với bao kỷ niệm. Có những chuyến đi xa, chúng tôi vẫn mang theo để thưởng thức. Uống trà cho đúng cách thì thật là cầu kỳ không đơn giản như mình tưởng đâu!

Sau đó, hai ông vẫn tiếp tục uống trà với nhau, nhưng dòng đời không thể mãi mãi như thế đâu! Có hợp thì phải có tan, có gần gũi thì phải ly tán. “Bèo Nước gặp nhau…!” Cứ thế mà trôi đi trôi mãi và sẽ mãi mãi không gặp nhau…!

Người xưa thường nói:
“Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà”
(Đêm về ba cốc rượu, sáng sớm một chén trà).

Buổi sáng trước khi đi làm, thưởng thức một bình trà rất sảng khoái. Buổi chiều sau khi làm việc, thanh thản uống một hai chén “trà” cũng tốt.

Quả thật, như vậy một thời gian ngắn sau đó gã ăn mày, lớn tuổi sinh ra tật bệnh không còn sức khỏe ở lại trần gian này nữa, phải giã từ cõi đời để trở về với cát bụi. Vì tuổi đời của ông nhiều hơn phú hộ nên phải đi trước, không thể cùng phú hộ trà đàm như trước nữa. Gã ăn mày gặp phú hộ lần cuối và giao lại bộ trà yêu dấu cho phú hộ trọn quyền làm chủ và sử dụng uống trà về sau.

Nhưng khoảng thời gian ngắn sau đó, khi gã ăn mày nhắm mắt lìa trần, cũng là lúc phú hộ này mất đi một “tri kỹ” hiếm có trên đời. Nên ngày nào mỗi khi uống trà ông phú hộ cũng thảm, cũng sầu cả, trong trí óc toàn hiện cảnh người bạn tri kỹ uống trà. Tuy là một gã ăn mày bình thường nhưng phú hộ rất quý mến gã, xem như người thân hiện hữu cùng lúc với phú hộ. Chẳng khác nào Bá Nha – Tử Kỳ…

Thời gian sau đó, phú hộ ông ta cũng lâm trọng bệnh không thuốc men nào cứu chữa được.

Cuối cùng hai năm sau đó, ông phú hộ cũng mang bình trà ra uống và khi uống xong: “ông nói thật to, có “trà” mà không “tri kỹ”, thôi thì đập nó cho rồi (bình trà) một lần cho thỏa dạ.

Liền theo đó ông phú hộ ngã bệnh nặng, không còn sống trên thế gian này nữa. Ai mà biết được câu chuyện này thương tiếc cho đôi “tri kỹ – uống trà”, mãi mãi vẫn còn lưu truyền.

Người kể chuyện: Nhuận Hùng.

Đánh giá
093 202 6393
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon