Nghệ thuật Quốc “Chè” Việt

Lượt xem : 469 lượt xem

     “Chè” là từ thuần Việt, được dùng để chỉ cả cây trồng, lẫn sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến. “Chè” còn được mở rộng nghĩa ra để chỉ nước uống từ các loại lá cây khác.

Đất Việt là xứ sở của cây “chè”, bởi vậy người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống “chè”. “Chè”  không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… “chè”  là cái bắt đầu, là sự kết thúc.

Phong cách thưởng “chè” của người Việt rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử từ xưa cũng như sự hòa nhập thích nghi của người pha “chè” và người được mời dùng “chè” đã được nâng lên bậc nghệ thuật. Văn hóa và nghệ thuật đó của người Việt có một nét riêng biệt mà không lẫn, bởi vậy đất Việt có Nghệ thuật Quốc “chè” Việt.

tach-che-viet

Tách “chè” Việt.

Nghệ thuật thưởng “chè”  phản ảnh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam.Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha “chè”  mời người lớn, phụ nữ pha “chè”  mời các ông. Người ta có thể uống “chè”  trong yên lặng suy gẫm như để giao hoà với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường, như để nhận xét, để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng. Khi đã trở thành thói quen rồi thì khó mà quên được. “Chè”  đồng nghĩa với sự tỉnh thức, sáng suốt, mưu cầu điều thiện, xa điều ác.

Uống “chè”  là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi giới ưa chuộng. Pha “chè”  mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. “Chè” -phong Việt Nam thật là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý. Dù mưa nắng, sớm chiều, buồn vui khách không thể từ chối một chung “chè”  trong khi gia chủ trang trọng hai tay dâng mời.

Mời “chè”  là một hành vi biểu hiện phong độ thanh nhã và hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Kỵ nhất là tiếp khách bằng những tách “chè”  còn đóng ngấn hoen ố nước “chè”  cũ. Cũng không bao giờ tiếp khách bằng một ấm nước “chè”  nguội. Tách “chè”  tiếp khách là thể hiện những tình cảm tối thiểu nhất, không thể tuỳ tiện coi thường, dù không nhất thiết phải là loại “chè”  thượng hảo hạng.

Uống “chè”  cũng phải uống từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon cuả “chè”, cái hơi ấm cuả chén “chè” tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trong muà đông tháng giá, làm ấm lòng viễn khách. Uống “chè”  là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hoá và cảm tình cùng người đối thoại. Trong ấm “chè”  ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió mát, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng mà luận bàn thế sự thì không còn gì thú vị hơn nữa. Chỉ có những tao nhân mặc khách mới thưởng thức được trọn vẹn cái phong vị cuả cách uống “chè”.

Ngoài các lối uống “chè””chè” đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội “chè”. Ðó là uống “chè”  thưởng xuân, uống “chè”  thưởng hoa, uống “chè”  ngũ hương. Hội “chè”  là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp “chè”  ngon, hay có một chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp.

Thưởng “chè”  đầu xuân là thói quen cuả các cụ phong lưu, khá giả. Trước tết, các cụ tự đi chọn mua các cành mai, đào, thuỷ tiên hay các chậu hoa lan, hoa cúc ở tận các nhà vườn, và chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết, nhất là một hộp “chè”  hảo hạng. Sáng mồng một, cụ pha một bình “chè” và ngồi chỗ thích hợp nhất, thường là giữa nhà. Cụ ngồi tĩnh tâm, ngắm nhìn những đoá hoa nở rộ, thưởng “chè”. Khoảng 8 giờ sáng, cả đại gia đình sum họp quanh bàn “chè”  chúc thọ cụ và nghe những lời dặn dò của Cụ. Trẻ con thì chờ lì xì.

Uống “chè”  thưởng hoa quý như hoa Quỳnh, hoa Trà, cũng là cái thú của nhiều người. Khi nhà cụ nào có một chậu hoa trổ, cụ chuẩn bị và mời các bạn già sành điệu tới ngắm hoa, luận bàn thế sự, hay dặn dò con cháu.

Miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Xuân uống “chè” trong mưa phùn mát mẻ. Thu uống “chè” ngắm lá vàng rơi. Đông uống “chè” để tận hưởng sự ấm áp trong mưa dầm, gió bấc. Người người uống “chè” để “phản quan tự kỷ”. Vui cũng uống, buồn cũng uống, uống để tìm thấy chính mình, để sẻ chia, để mỡ lòng dung thông..Sự tha thiết ấy phải chăng vì “chè” là một vật trung gian, một văn hoá sống của người Việt.

Thú thưởng “chè” của người Hà Nội, “Cái thú thưởng “chè”  buổi sáng là cái thú thanh tao của người Hà Nội, mà “chè”  phải là “chè”  ướp sen mới đúng kiểu, “chè”  ướp nhài chỉ uống chiều tà chập tối”.

tra-sen-ho-tay

“Chè” Sen hồ Tây.

Để làm ra một ấm “chè”  sen kỳ công lắm. Pha “chè”  sen cũng là cả một nghệ thuật. Nước đầu chỉ để ủ cho “chè”  nở, cánh “chè”  nở bung vừa tới trong chừng 3 phút. Lượt nước thứ hai mới là để lấy nước uống, lượng nước cũng chỉ vừa đủ với số người trong bàn. Khi rót ra chén không để chén đậm chén nhạt. Pha “chè”  đã khó, thưởng thức nó cũng không thể xô bồ. Trước khi uống “chè”  là phải cầm chén “chè”  lên tay xoay xoay đưa lên cánh mũi hít hà cái hương thơm của nhị sen ngan ngát rồi mới nhấp nhẹ chút một. Thứ nước màu xanh lục ấy sẽ ngát hương, chan chát ngay đầu lưỡi rồi từ từ trôi vào cuống họng để lại một dư vị ngọt khó tả. “Chè”  pha đúng cách, uống đúng cách sẽ cho ta cảm giác ướt ở cổ họng và ngọt rất lâu.

 “Chè” nóng (lạnh) ở các quán cóc ven đường là điều không thể thiếu xứ Kinh Bắc, là thói quen và là nhu cầu hằng ngày của nhiều người, không chỉ ở thành thị mà cả những vùng quê.

Miền Trung mưa thật ít, nhưng mỗi lần mưa có khi kéo dài cả tháng. Trời hành lụt lội, giá rét thì uống “chè”  tất có cái thú riêng của nó. Một đọi “chè”  xanh ngát long lanh bọt trắng, uống từng hớp lớn khiến ấm cả cõi lòng. Một chén “chè” nhỏ xíu, mong manh trên ngón tay cũng khiến không gian tĩnh mịch, cổ kính trong ngôi nhà Huế  trở nên thơ mộng êm đềm.

Nghệ thuật uống “chè”  Huế, Trước hết, uống “chè”  theo kiểu cung đình Huế thì phải có một bộ đồ “chè”  đúng kiểu . Không phải chỉ có một bộ đồ “chè”  dùng cho suốt cả 4 mùa mà kiểu cách uống “chè”  của Huế còn thể hiện ở chỗ có bốn loại chén “chè”  dành cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Người Huế uống “chè”  theo mùa còn gọi là thời “chè”. Trong bộ đồ “chè”  ấy, những chén Tống, chén quân, dầm, bàn … đều có những qui định riêng,chức năng riêng. Người Huế uống “chè”  như là một hình thức lễ nghi, dẫu uống một người ( còn gọi độc ẩm ), hai người ( còn gọi đối ẩm ), ba người, bốn người hay nhiều người ( còn gọi quần ẩm) thì mọi thao tác vẫn được giữ nguyên, kể cả những cung cách pha “chè”, rót “chè”, nâng ly “chè”.

sen-no-ngat-huong-ho-tinh-tam

Sen nở ngát hương hồ Tịnh Tâm.

Ở Huế còn lưu truyền câu chuyện hứng sương trên lá sen để lấy nước pha “chè”, còn “chè”  thì được bọc trong hoa sen để có hương thơm tự nhiên. Đun nước để pha “chè”  cũng là một nghệ thuật . Để có một bình “chè”  ngon, nước đun sôi chỉ ở dạng sủi tăm, nước sôi già quá sẽ làm “chè”  nhanh chín, hương thơm không còn. Tinh tế đến như thế thì người uống “chè”  cũng phải có một tâm hồn nhẹ nhàng, luôn hướng đến những vẻ đẹp của đất trời, của con người thì mới thẩm thấu hết hương vị của chén “chè”. Cũng như nhiều quốc gia uống “chè”  khác trên thế giới, thú uống “chè”  của người Huế có xuất phát từ cung đình. Từ cung đình ra dân gian, tính chất nghi lễ và sang trọng giảm dần nhưng cái hồn của thú thưởng thức “chè”  vẫn được giữ nguyên, bạn bè uống cùng nhau chén “chè”  để tăng thêm tình thân thiết. Dẫu không uống tại lầu son, gác tía như các bậc vua chúa, quan quyền nhưng trong không gian đơn sơ, dân dã, chén “chè”  vẫn được chủ nhân nâng hai tay mời bạn, khách và chủ đều tôn trọng nhau, chén “chè”  vì thế vẫn nặng tình, nặng nghĩa.

tra-sen-xu-hue

“Chè” sen xứ Huế.

Trong thú uống “chè”  của người Huế, có một điều đặc biệt là luôn đi kèm với một loại bánh đặc sản của Huế đó là các loại bánh in làm bằng hạt sen, đậu xanh, hoặc bằng bột nếp được gói bằng giấy màu ngũ sắc của Huế. Những ngày Tết, người Huế còn có thêm món mứt gừng. Đón chén “chè”  nóng từ tay bạn hiền trao, nếm lát mứt gừng Kim Long nổi tiếng có vị ngọt ,hơi cay nồng ấm thế là như thấy cả một mùa mùa xuân đang về trong đất trời và trong cả lòng người.

Miền Nam bao la trời mây, sông nước, xanh ngát những cánh đồng dài bất tận chân trời, khí hậu ôn hòa, một năm hai mùa mưa nắng, rất ít khi bị thiên tai khắc nghiệt.

Bởi vậy, chén “chè”  của phương Nam cũng hào sảng như chính tâm tình những người đi mở cõi, đầu đội trời, chân đạp đất, vượt sông, phá rừng, dựng làng, lập đất… Chén “Chè”  ấy rót tràn, uống trong bát lớn, ly to, đựng trong bình tích, ủ trong trái dừa, thời “chè”  lúc nghỉ buổi đồng trưa, khi xong ngày gặt, lúc đàn ca tài tử, hay đập lúa buổi chiều tà…

thuong-che-dat-nam

Thưởng trà xanh nơi đất Nam.

Người phương Nam xưa uống “chè” như thế và người miền Nam nay hầu như uống “chè” cũng chẳng khác nhau gì. Vẫn là giao thoa văn hóa giữa phương Đông với phương Tây, giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Như ở Sài Gòn tiệm “chè” xuất hiện nhiều hơn, hầu như chợ nào cũng có các tiệm “chè” lớn và đầy đủ các loại “chè”. “Chè” có đủ loại từ Đông Bắc, Tây Bắc cho đến “chè” các vùng châu thổ sông Hồng. “Chè” lài Quảng Nam, “chè” đen Phú Yên, cho đến “chè” B’Lao ướp hương, “chè” Ô Long cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng… và đặc biệt nhất nhưng giờ ít ai biết là người Sài Gòn vẫn còn uống “chè” trồng và sản xuất ngay sát cạnh Sài Gòn. Đó là “chè” Phú Hội ở Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Hay kiểu uống “chè”  tối giản như người miền Nam với món “chè”  đá quen thuộc, phần nào cũng thể hiện lên tính cách đơn giản, xuề xòa kiểu người miền Nam. “Chè”  đá len lỏi từ nhà hàng sang trọng ra những quán bình dân. “Chè”  đá, đơn giản chỉ là trong ly “chè”  sóng sánh vài cục đá, uống nước có tí mùi “chè”  thế là ổn, bởi cái cách uống “chè”  kiểu miền Nam: uống cho đã khát! Bình dân, mộc mạc, giản dị như “chè”  đá là ở chỗ ấy. “Chè”  đá cứ thế len lỏi trong cộng đồng người dân xứ nóng, người ta uống “chè”  đá không phải để khen – chê “chè”  ngon – dở, không phải để bình luận về “chè”, “chè”  đá ở đây được định tên thành một danh từ chung, phục vụ cơn khát cho đủ hạng người trong xã hội.

Chén “chè” trong chốn Thiền môn, ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức “chè” và nâng việc uống “chè” trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – “Chè” Thiền. Nếu người thế tục, uống “chè” để tìm được sự bình an giữa cõi tục, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ  tâm đắc trong cuộc đời thì “chè” ở nhà Phật khác với đời thường. Cuộc “chè” có đưa con người vào trạng thái vô vi và sự an tĩnh trong thiền “chè”, cho nên từ Hoà thượng đến môn sinh Phật tử đều xem “chè” như sản phẩm tĩnh toạ, nên có câu: ““chè” vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là “chè” và thiền là một. Phải nói rằng, cách uống “chè” của thiền môn thể hiện rõ  nét qua những triết lý Nho, Phật và lão Trang qua bốn chữ Hoà, Kính, Thanh, Tịnh. Hoà là sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người; Kính là kính trọng, cảm tạ  trước sự tồn tại của vạn vật; Thanh là sự thanh khiết của vật chất và tinh thần, Tịnh là sự bình an của tâm hồn trong cuộc sống. Uống “chè” khiến cho trí tuệ minh mẫn và tinh thần sảng khoái hơn, giúp con người cân bằng được đời sống tinh thần, thế nên ngoài sự tỉ mỉ và cẩn thận của người thưởng “chè” phải luôn hướng tời sự hoàn mỹ.

Để có một cuộc “chè” ngon với đầy đủ lễ nghi phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thuỷ Nhì “chè”, Tam bôi, Tứ bình . Tuỳ theo từng miền Bắc, Trung, Nam mà cách dùng ấm và chén “chè” có khác.

Dù xuất xứ từ đâu, uống “chè”  đã trở thành một phong tục và thói quen với người Việt Nam. Mời “chè”  là một ứng xử văn hoá biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống “chè”  cũng là một cách ứng xử văn hoá, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng “chè”, để bắt đầu lời tâm sự. Mời “chè”  và dùng “chè”  cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hoà hợp, sự tỉnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.

67317633_1591327717669397_7986083226932215808_n

 Đến lúc Nghệ thuật Quốc “chè” Việt trở thành TRÀ ĐẠO một nghệ thuật sống.

Chân tình mà nói, thưởng chén “chè” Việt, dẫu theo kiểu nào đi chăng nữa, trong không gian nào đi chăng nữa, vẫn rất dễ tìm ra trong chén “chè” những miên man tâm tình của người Việt. Thưởng thức trọn vẹn chén “chè” Việt để cảm nhận vị “chè” trong từng giác quan, tựa hồ như đang trải lòng mình cùng cả một vùng văn hóa.

Tổng hợp.

Đánh giá
093 202 6393
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon